Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Bác sĩ là người hiểu những vấn đề mà bệnh nhân mắc phải và giúp bệnh nhân hạn chế độ nguy hiểm của bệnh mà bạn mắc phải. Khi bị bệnh cần đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng bệnh, cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và chú ý phải thăm khám định kì để biết tình trạng hiện tại của bạn. Đặc biệt trong uống thuốc thì bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi dùng loại thuốc nào đó hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bởi một số thuốc bệnh nhân tiểu đường không dùng được.
Chú ý chế độ ăn uống khoa học
Bệnh nhân tiểu đường cần có một chế độ ăn khoa học và hợp lí để hạn chế lượng đường trong máu tăng cao và ngăn chặn những biến chứng do căn bệnh này gây nên. Người bệnh cần có chế độ ăn kiêng, cần ăn thức ăn nhiều chất xơ như bột yến mạch, ăn bún, miến dong sẽ giúp ổn định lượng đường. Bệnh nhân cần ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều bữa và không ăn quá nhiều trong một bữa cũng không được để đói, bệnh nhân không được ăn quá nhiều muối. Hạn chế tối đa việc ăn các thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và các thức ăn chế biến sẵn. Khi nấu thức ăn cần phải thật chín và hạn chế các đồ uống có cồn và nhiều chất ngọt. Đặc biệt nên ăn nhiều trái cây tươi như ổi, bưởi rất tốt cho người bệnh.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao là cần thiết với mọi giới và mọi độ tuổi. Luyện tập giúp giảm nguy cơ béo phì, tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu. Với bệnh nhân tiểu đường việc này lại càng quan trọng và cần thiết. Thể dục thể thao thường xuyên giúp bệnh nhân tiểu đường tiêu hao được lượng calo mà duy trì lượng đường huyết ổn định, tăng tác dụng của insulin, giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thể dục cũng tăng hiệu quả làm việc của tim, phổi, tăng sự linh hoạt của khớp và ngăn chặn được nguy cơ tiểu đường biến chứng. Nếu bạn mắc phải căn bệnh này cần thường xuyên luyện tập thể dục, có thể thực hiện các động tác nhẹ nhàng như dưỡng sinh, đi bộ để điều hòa khiến sức khỏe ổn định nhé.
Chuẩn bị sẵn sàng tâm lí để đối đầu với bệnh tật
Bạn phải hiểu rằng tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và cực kì nguy hiểm. Chính vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh hay đã mắc bệnh thì cần chú trọng tới nó, không được lơ là hay phó mặc. Căn bệnh này khi mắc phải đòi hỏi bệnh nhân chuẩn bị tâm lí sống chung với bệnh, phải thay đổi các thói quen trước đó như ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều rượu bia và cũng không được ăn quá nhiều một lúc. Phải chuẩn bị tâm lí thật tốt để chung sống với bệnh, nếu bạn chủ quan thì căn bệnh này có thể cướp đi mạng sống của bạn bất cứ lúc nào đấy.
Chú trọng sức khỏe đôi chân
Bàn chân của các bệnh nhân tiểu đường thường đặc biệt những bệnh nhân bị nặng thường sưng, đau và hay bị thương. Thậm chí do sức nặng cơ thể dồn lên đôi chân còn bị nứt nẻ, chảy máu. Muốn bảo vệ đôi chân bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ và có một chế độ chăm sóc tốt. Chú ý cần phải thực hiện giảm cân để giảm sức tải cơ thể cho đôi bàn chân. Việc thường xuyên cắt móng chân, đi giầy, và tất bảo vệ vào mùa đông; đi dép mềm an toàn vào mùa hè là các biện pháp hữu hiệu mà các bệnh nhân không thể bỏ qua.
Nếu bệnh nhân bị nặng quá thì cần phải sử dụng xe lăn để giảm áp lực lên đôi chân.
Áp dụng một số bài thuốc dân gian hạn chế lượng đường
Không hẳn chỉ có sự can thiệp của tây y mới có tác dụng với bệnh nhân tiểu đường mà áp dụng một số bài thuốc dân gian cũng giúp cho lượng đường trong máu giảm và ổn định. Vấn đề của người bệnh là phải tìm hiểu thật kĩ trước khi áp dụng, không phải ai chỉ gì làm nấy mà cần xem xét thật kĩ, thử vài lần có tác dụng thì áp dụng còn không thì dừng lại. Các bài thuốc hay kinh nghiệm dân gian giúp hạn chế lượng đường trong máu như uống nước lá mật gấu hàng ngày, áp dụng bài thuốc từ cây chuối hột, hay từ trứng gà nhà có trống ngâm giấm sau 3 – 4 ngày ăn sẽ rất hiệu quả. Sự phối hợp đông tây y trong các bài thuốc trị bệnh sẽ đưa đến hiệu quả không ngờ cho bạn đó.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Những bệnh nhân tiểu đường đặc biệt rất dễ bị nhiễm trùng, những vị trí như da, miệng, tay, chân rất dễ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng răng miệng, da và chỉ cần một vết thương nhỏ cũng khiến nhiễm trùng bởi vi khuẩn thích ngọt dễ sinh sôi. Chính vì vậy bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ, dùng sữa tắm dưỡng ẩm nhẹ, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách. Quần áo cần thay thường xuyên sạch sẽ, mặc quần áo thấm hút mồ hôi tốt và khi bị các vết thương thì cần thấm rửa bằng cồn và băng vết thương ngăn chặn nhiễm trùng.
Thường xuyên đo lượng đường trong máu
Tự kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên có tác dụng rất lớn với bệnh nhân mắc căn bệnh này. Kiểm tra lượng đường giúp bệnh nhân biết được các loại thuốc bạn đang dùng có tác dụng không, những thực phẩm bạn ăn có phù hợp cho bệnh không, có khiến lượng đường huyết tăng lên không và việc vận động của bạn đã phù hợp chưa.
Người bệnh chỉ có cảm giác khỏe mạnh khi lượng đường trong máu được ổn định và đo lượng đường này giảm nguy cơ bị biến chứng do tiểu đường gây nên. Người bệnh có thể kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết cá nhân. Nên kiểm tra vào lúc ngủ dậy, trước bữa ăn và sau bữa ăn khoảng 2h hay lúc bạn vận động và phút để biết được những gì bạn làm đã đúng chưa và có cách điều chỉnh hợp lí.
Chọn sữa công thức riêng
Người tiểu đường cần được cung cấp sữa cho cơ thể, theo chuyên gia dinh dưỡng thì sữa là một trong sáu thành phần dinh dưỡng cần thiết hằng ngày cho bệnh nhân mắc bệnh. Nhưng không phải loại sữa nào những bệnh nhân này cũng có thể dùng mà cần chọn sữa riêng phù hợp. Hàm lượng carbohydrate, hàm lượng chất béo và chỉ số đường huyết là những thành phần bạn cần chú ý khi mua sữa cho bệnh nhân tiểu đường. Chọn sữa có chỉ số đường huyết thấp, carbohydrate thấp và phải là sữa ít béo nhất. Bạn có thể lựa chọn sữa đậu nành bởi vì thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao, giàu đạm, giàu calci và đặc biệt không có cholesterol.