Top 8 Bệnh nguy hiểm lây truyền từ mẹ sang con bạn nên biết

Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B chủ yếu lây truyền theo con đường từ mẹ sang con.

Tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con:
Tùy thời điểm người mẹ bị mắc bệnh: Nếu mẹ mắc bệnh trong ba tháng đầu thai kỳ thì tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là 1%, trong ba tháng giữa thai kỳ thì tỉ lệ là 10%, còn mắc ở ba tháng cuối thai kỳ là 60-70%.

Tùy thuộc vào tình trạng nhiễm virus siêu vi B của mẹ: Nếu virus đang phát triển và sinh trưởng phát triển mạnh thì tỉ lệ này dao động từ trên 50% đến 90%. Nếu virus phát triển và sinh sản kém thì tỉ lệ này khoảng 30%. Còn nếu virus đang ở thể ngủ, không hoạt động thì tỉ lệ lây nhiễm chỉ dưới 10%.

Về đường lây bệnh viêm gan B:
Virus được lây truyền từ mẹ sang bé trong quá trình chuyển dạ bất kể sinh thường hay sinh mổ.

Vậy lời khuyên cho mẹ:

Với mẹ: Tùy tình trạng mắc bệnh của mẹ:

  • Nếu mẹ bị nhẹ, không có triệu chứng thì không cần can thiệp gì mà có thể điều trị sau khi sinh con
  • Nếu mẹ bị nặng, bệnh đang tiến triển xơ gan, suy gan, có biến chứng thì chưa nên có con, nếu đã mang thai thì nên chích ngừa viêm gan B, lưu ý chích ngừa tránh ba tháng đầu thai kỳ.
  • Trường hợp mẹ cần được điều trị khi đã có thai thì cần tham khảo ý kiến chuyên gia.

Với bé:

  • Để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ từ mẹ, trẻ sơ sinh cần được tiêm ngừa viêm gan B trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Khi đó bé sẽ có hơn 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B sau này. Nếu không bé có nguy cơ cao mắc viêm gan B.
  • Cụ thể: Với mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) và HBeAg âm tính (siêu vi B đang trong giai đoạn nằm yên, không sinh sôi nảy nở) thì ngay sau sinh, bé được tiêm một liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Văcxin được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh. Với mẹ có cả HBsAg dương tính và HBeAg dương tính thì bé sẽ được tiêm hai liều immunoglobulin và một mũi văcxin ngừa viêm gan B thông thường. Các mũi văcxin tiếp theo sẽ tiêm ở tháng thứ hai và tháng thứ tư. Văcxin này tiêm theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia cho tất cả trẻ em sau sinh.

Bên cạnh đó, mẹ nhiễm virus siêu vi B có thể cho bé bù bình thường trừ trường hợp đầu ti bị nứt, chảy máu.

Bệnh u sùi

Bệnh có thể lây từ mẹ sang bé trong khi mẹ mang thai hoặc khi sinh do đó sinh mổ không giúp trẻ tránh được sự lây nhiễm từ mẹ. Trẻ có thể bị u sùi ở thanh quản, khí quản, phổi và cơ quan sinh dục, có thể tự khỏi hoặc tái diễn. Mẹ khi mang thai bị bệnh tốt nhất nên điều trị dứt điểm (đốt) để tráng bệnh lan nhanh (với phụ nữ có thai bệnh lây lan nhanh do nồng độ cao estrogen) có thể lây sang thai nhi.

HIV/AIDS

Khảo sát tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ mang thai là 0.4%, mỗi năm có khoảng 6000 trẻ trên tổng số 1.5 đến 2 triệu trẻ sinh ra bị phơi nhiễm HIV. Như vậy nếu không có bất cứ biện pháp dự phòng nào thì tỉ lệ lây bênh từ mẹ sang con khoảng 36% (25-40%)

Các con đường truyền bệnh:

  • Lây truyền trong thời kỳ mang thai hay qua bánh rau: Chiếm 20-30% tổng số trường hợp và càng gia tăng khi người mẹ mang thai càng ở giai đoạn muộn bệnh tiến triển.
  • Lây truyền trong quá trình chuyển dạ: 50-60% càng tăng lên nếu chuyển dạ kéo dài, đẻ khó, phần mềm người mẹ dập nát hay thai trầy xước, tỉ lệ càng tăng cao khi thời gian kể từ khi vỡ ối tới khi đẻ trên 4 tiếng.
  • Lây truyền khi mẹ cho con bú nếu mẹ nứt đầu ti, trẻ viêm loét miệng

 
Vậy người mẹ cần làm gì:

  • Can thiệp trước sinh: Tiến hành xét nghiệm và kiểm tra đánh giá lâm sàng nếu mẹ mang HIV (+) và đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc kháng virus Arv thì tiến hành điều trị cho đến khi chuyển dạ, theo dõi liên tục đánh giá mức độ tiến triển của bệnh.
  • Can thiệp trong khi sinh: Tránh các can thiệp như bấm ối, cắt tầng sinh môn, cân nhắc mổ lấy thai và lau nhanh sản dịch.
  • Can thiệp sau sinh: Tư vấn mẹ sử dụng sữa thay thế sữa mẹ, nếu không có điều kiện thì bú sữa mẹ trong những tháng đầu sau đó cai sữa sớm chuyển ăn dặm.

Herpes

Virus herpes có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai, khi sinh do trẻ tiếp xúc dịch ối hoặc sau sinh do lây từ dịch chảy ra từ mụn nước (mẹ bị herpes khi hôn bé có thể lây bệnh cho bé).

Trẻ bị nhiễm virus herpes có thể biểu hiện từ nhẹ (mụn nước ở môi, bộ.phận sinh dục,…) đến nặng khi virus xâm nhập vào sâu bên trong như não với biểu hiện trẻ lơ mơ ngủ suốt ngày hay mắt, gan, lách. Trẻ có thể bú kém, hay cáu gắt, khó thở, lên cơn co giật.

Vậy mẹ cần làm gì?

  • Sinh mổ có thể được áp dụng để tráng trẻ tiếp xúc với mụn rộp sinh dục ở mẹ.
  • Khi mẹ bị rộp môi tuyệt đối không hôn trẻ hay để dịch từ mụn nước bám vào đồ đạc, tay chân cơ thể trẻ.

Rubella

Rubella là bệnh truyền nhiễm có vật chủ duy nhất là người, được truyền từ người sang người thông qua dịch tiết chứa virus. Vì vậy nếu mẹ tiếp xúc với người mang mầm bệnh (thời gian trước 1 tuần và sau 2 tuần bệnh khởi phát) đều có nguy cơ nhiễm rubella và truyền sang con.

Virus rubella nhân lên trong rau thai vì vậy có thể truyền sang con trong thai kỳ. Nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con là 90% khi thai dưới 12 tuần, 54% khi thai được 13 – 14 tuần, 35% ở tuổi thai 13 – 16 tuần, 10% khi thai 16 tuần và sau 20 tuần thì tỷ lệ này không đáng kể.

Virus này làm chậm sự phát triển của phôi thai gây ra những hậu quả nghiêm trọng như dị tật bẩm sinh (dị tật tim), đầu nhỏ, bại não, đục thủy tinh thể dẫn đến mù lòa,… ngoài ra nếu người mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn tới sảy thai, thai chết lưu

Vậy mẹ cần làm gì?

  • Mẹ cần được chích ngừa Rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
    Trong trường hợp mẹ mang bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ cần đình chỉ thai vì nguy cơ virus tấn công não, tim, mắt, tai, gan,…

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B

Phụ nữ mang thai mang vi khuẩn vào những tháng cuối thai kỳ có thể truyền sang con.

Có hai loại nhiễm liên cầu nhóm B ở trẻ sơ sinh: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn

Giai đoạn sớm (24-48h sau sinh):
trẻ có thể bị viêm phổi, nhiễm trung huyết, viêm màng não đặc biệt ở những trẻ sinh non.
Giai đoạn muộn (sau 6 ngày tuổi): trẻ có thể bị viêm màng não, viêm phổi

Vậy mẹ cần làm gì?

  • Mẹ cần làm xét nghiệm liên cầu nhóm B (quét tăm bông ở tử cung và trực tràng thu mẫu) vào giai đoạn cuối thai kỳ (35-37 tuần) trừ trường hợp mẹ có con từng nhiễm liên cầu nhóm B thì không cần làm xét nghiệm nữa vì nguy cơ cao bị.
  • Nếu kết quả dương tính mẹ cần được điều trị bằng kháng sinh trong quá trình sinh trừ trường hợp mẹ được chỉ định sinh mổ trước khi cơn đau đẻ kéo tới hay vỡ ối.
  • Tuy nhiên làm xét nghiệm phát hiện dương tính và điều trị chỉ phòng tránh nhiễm ở giai đoạn sớm, vẫn cần theo dõi trẻ nếu nhiễm ở giai đoạn muộn.

Nấm âm đạo

Mẹ bị nấm sinh dục khi sinh có thể truyền bệnh sang cho bé biểu hiện bé bị nấm miệng, lưỡi xuất hiện đốm trắng, nấm sinh dục, khiến bé ngứa ngáy khó chịu. Để phòng mẹ có thể đặt thuốc trị nấm (viên đặt âm đạo).

Bệnh lậu

Bệnh lậu có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ, lậu khuẩn dính vào mắt trẻ gây viêm giác mạc, loét giác mạc mà nếu không điều trị kịp thời có thể dãn tới mù lòa ở trẻ, một số hậu quả khác như suy dinh dưỡng, chậm phát triển, nhiễm trùng khớp và nhiễm trùng máu, viêm màng não,… Mẹ bị nhiễm lậu có thể lây sang con nếu khuẩn lậu đi ngược từ âm đạo lên tử cung hoặc khi mẹ chăm sóc bé, lây truyền qua sự tiếp xúc (ôm hôn, vệ sinh phần phụ cho bé,…)

Mẹ cần làm gì?

  • Mẹ mắc bệnh lậu cần điều trị dứt điểm trước khi mang thai. Nếu bị bệnh hoặc phát hiện bệnh lúc đã có thai thì nên chọn phương pháp sinh mổ để tránh khuẩn lậu từ dịch tiết âm đạo tiếp xúc với trẻ, hạn chế tiếp xúc với trẻ sau sinh.

You May Also Like

About the Author: Khoai Du Lịch

Trả lời

https://triples.vn/