Rau chùm ngây
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của cây chùm ngây có chứa nhiều vitamin A và C, protein, canxi, sắt và kali, là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng tuyệt đối không có lợi cho người đang mang thai. Do trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol, một loại hooc-môn có cấu trúc giống estrogen có tác dụng ngừa thai, làm co cơ tử cung và sảy thai. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đã khuyên rằng phụ nữ khi mang thai không được ăn rau chùm ngây.
Rau răm
Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây cho biết, phụ nữ có thai 3 tháng đầu nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm và đó thì trong rau răm cũng chứa nhiều chất gây tình trạng co bóp tử cung. Vì vậy, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều rau răm để giữ cho sức khỏe luôn tốt. Nếu muốn ăn thì chỉ nên ăn một chút và ăn kèm với trứng vịt lộn thì sẽ giảm được nhiều tác hại.
Quả dứa
Bà bầu khi mang thai 3 tháng đầu không nên ăn hoặc uống quá nhiều nước ép từ dứa vì loại quả này chứa nhiều độc tố có thể gây co thắt tử cung, có thể làm sẩy thai, gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng thai kì đầu bà bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.
Rau ngót
Trồng rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện, có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ đường huyết. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và sảy thai. Trong Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: ”Không dùng papaverin cho người đang mang thai”. Vậy nên khi mang thai thì nên ăn ít loại rau này sẽ tốt hơn cho các bà bầu.
Mướp đắng
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai không nên có mướp đắng. Phụ nữ mang thai ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết. Ngoài ra, hạt mướp đắng có chứa một chất tên là vicine-một độc tố gây ra chứng nhức đầu, đau thắt bụng, hôn mê với những bà bầu nhạy cảm. Một nguyên nhân khác mà bà bầu không nên ăn mướp đắng là vì mướp đắng được coi là một loại quả kích thích tử cung và dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể truyền qua sữa mẹ vào cơ thể bé.
Đu đủ xanh
Đu đủ xanh (hoặc còn ương) có chứa chất nhựa, không tốt cho phụ nữ khi mang thai. Các nhà nghiên cứu đã từng tiến hành thử nghiệm trên chuột ở Ấn Độ, cho chuột đang mang thai ăn nhiều loại hoa quả khác nhau thì kết quả cho thấy đu đủ xanh có gây sẩy thai. Chất papain có trong nhựa đu đủ hoạt động giống như hooc-môn prostaglandin và oxytocin gây co thắt tử cung. Nó cũng có thể gây ra phù và xuất huyết nhau thai, một biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn thai kì, dẫn đến sinh non. Do đó, nhiều khuyến cáo đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ đang có thai hoặc chuẩn bị để có thai thì tốt nhất là không nên ăn đu đủ, nhất là đu đủ xanh.
Táo mèo
Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với bà bầu ốm nghén nhưng nó thực sự không hề tốt cho phụ nữ khi mang thai. Theo nhiều tài liệu được ghi chép lại thì táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non. Vì thế, phụ nữ khi mang thai nên tránh ăn loại quả này để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.
Măng
.Trong măng có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là glucozit, chất này sẽ sinh ra acid xyanhhydric. Khi vào dạ dày, glucozit bị phân hủy với tác dục của men tiêu hóa, chất chua trong dạ dày; sau đó acid xyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn. Trên thực tế đã có không ít bà bầu bị ngộ độc măng ở nhiều mức độ. Các dạng ngộ độc măng thường gặp là nôn, đau bụng, đau đầu, gần giống với khi ngộ độc sắn. Mặc dù chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.
Quả nhãn
Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt nên được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây cũng là một loại quả bà bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi những phụ nữ khi mang thai thường có các triệu chứng nóng trong, xuất hiện chứng táo bón, ăn nhiều nhãn sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí có thể ảnh hưởng xấu đến thai khí, gây sảy thai.
Rau sam
Trong rau sam có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và đồng thời cũng là một loại dược liệu rất tốt, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Rau dễ trồng, là một món ăn quen thuộc của nhiều người. Thế nhưng đối với phụ nữ khi mang thai thì nên hạn chế sử dụng rau sam. Rau sam có thể kích thích mạnh đến tử cung, gia tăng tần số co bóp, điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ mang thai.