Top 10 Thực phẩm giàu sắt cho bé ăn dặm tốt nhất

Trái cây

Tất cả các loại trái cây đều là nguồn chứa sắt dồi dào. Nên hãy bổ sung ngay các loại trái cây vào bữa ăn dặm của các bé. Được biết khoai tây chính là thực phẩm chứa nguồn sắt nhiều nhất, ngoài ra có thể kể đến các loại trái cây khác như: ½ chén ngô có ½ mg, 1 quả cam nhỏ có 1/10 mg, ½ chén dâu tây có 1/3 mg, 1 quả táo nhỏ cả vỏ có ¼ mg, ½ chén bơ thái lát có ½ mg, 1 quả chuối nhỏ có ¼ mg.

Gan

Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò, cừu đều chứa hàm lượng sắt rất cao. Đặc biệt, gan bò là loại giàu sắt nhất, nó có thể cung cấp tới 6.1 mg sắt trong một khẩu phần ăn khoảng 100 gram. Gan động vật cũng chứa ít chất béo và calo. Đây là một trong số loại thực phẩm giàu sắt quan trọng có thể giúp các bé tránh khỏi tình trạng thiếu hụt sắt.

Hạt bí xanh và bí đỏ

Hạt các loại bí xanh và bí đỏ là những đại diện tiêu biểu cho các sản phẩm chứa rất nhiều sắt. Được biết chúng có thể cung cấp khoảng 34 mg tương đương với 188% lượng sắt cần thiết cho cơ thể các bé. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt bí đỏ có thể giúp cản trở quá trình hình thành sỏi thận trong cơ thể con người. Các loại hạt khác cũng chứa nhiều sắt như: vừng, hướng dương và hạt lanh. Chúng lần lượt cung cấp 23%, 11% và 9% DV sắt với mỗi một khẩu ăn thông thường. 

Ngũ cốc

Ngũ cốc nguyên hạt thường chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với những ngũ cốc đã qua tinh chế. Tuy vậy, lượng sắt trong cả hai loại ngũ cốc này không chênh lệch nhau nhiều lắm. Dưới đây là hàm lượng sắt có trong một số loại thực phẩm để các bạn dễ tham khảo và có một chế độ ăn uống hợp lí cho các bé: Bánh mỳ có chứa ¾ – 1 mg, ½ chén cơm có chứa 1.5 mg, bánh quy mặn có chứa 1.5 mg.

Đậu phụ

Đậu phụ là nguồn thực phẩm rất gần gũi với tất cả chúng ta nhưng hiệu quả của nó không phải ai cũng hiểu rõ. Đây là loại thực phẩm chứa một lượng sắt non – heme rất phong phú. Một khẩu phần ăn đậu hũ có thể cung cấp 3,4 mg tương đương 19% lượng sắt cần thiết. Nó cũng là thực phẩm tuyệt vời dùng để thay thế cho thịt nhằm cung cấp đủ protein cho cơ thể. Vì canxi có thể cản trở sự hấp thu sắt non heme, nên bạn có thể sử dụng đậu hũ mà không cần tới các chất tăng cường canxi. Đậu phụ rất lành tính lại tốt cho sức khỏe, chắc chắn sẽ là một trong những lựa chọn đáng được lưu tâm của các mẹ khi chăm sóc bé.

Phần thăn của thịt bò và cừu

Trong tất cả các loại thịt, thịt bò là loại cung cấp nhiều sắt hơn so với các loại thịt khác. Trung bình cứ 100 gram thịt bò nạc sẽ có thể cung cấp 3.1 mg tương đương với 21% lượng sắt cần thiết. Thịt cừu cũng là một nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú với 3 miếng thịt cừu tươi có thể mang đến cho bạn 13% DV sắt. Thịt bò cả nạc lẫn mỡ có thể cung cấp khoảng 3.2 mg sắt. Thường xuyên ăn các loại thịt màu đỏ sẽ giúp cơ thể trẻ ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt. Bên cạnh việc chứa hàm lượng sắt cực cao, thịt bò và cừu cũng giúp hạ lượng cholesterol trong cơ thể.

Sô cô la đen và bột ca cao

Bên cạnh việc là một món ăn nhẹ ngon miệng sô cô la đen còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều sắt. Cứ một thanh sô cô la đen có thể cung cấp đến 2 mg tương đương 28% lượng sắt cần thiết. Trong khi đó, một cốc bột ca cao có thể mang lại 23 mg tương đương 128% lượng sắt. Không những vậy sô cô la đen còn rất tốt cho huyết áp và làm giảm lượng cholesterol.

Hải sản

Hải sản là nguồn cung cấp sắt vô cùng phong phú cho trẻ. Đối với các loại hải sản thì ngao, sò, hến là nguồn cung cấp sắt dồi dào nhất và cũng là những loại hải sản dễ kiếm và giá rẻ. Ví dụ: 5 con ngao nhỏ có 10 mg, 4 con tôm có ½ mg.

Các loại đậu

Đây là một trong những nguồn thực phẩm chứa sắt giá rẻ mà bất cứ ai cũng có thể mua được. Các mẹ nên cho bé ăn những loại hạt và đậu kèm theo những thực phẩm giàu vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt một cách hiệu quả hơn. Dưới đây là một số loại đậu chứa sắt mà các mẹ có thể tham khảo: ½ chén đậu đen có chứa 1.75 mg, ½ chén đậu xanh có chứa 1.5 mg,  ½ chén đậu lăng có chứa 3.25 mg.

Rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn, cải cầu vồng,… đây là những loại thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt. Một khẩu phần ăn rau chân vịt có thể cung cấp 6 mg tương đương 36% DV sắt. Rau lá xanh khác cũng giàu sắt như: Cải cầu vồng có 22% DV, củ cải xanh nấu chín có chứa 16% DV, lá cây củ cải đường có chứa 5% DV .

You May Also Like

About the Author: Khoai Du Lịch

Trả lời

https://triples.vn/