DLSK – Tác hại nghiêm trọng khi trẻ bị thừa cân béo phì và cách khắc phục tốt nhất

DLSK – Tác hại nghiêm trọng khi trẻ bị thừa cân béo phì và cách khắc phục tốt nhất | Du Lịch Sức Khỏe Tổng Hợp Chia Sẻ Bài Viết Tác hại nghiêm trọng khi trẻ bị thừa cân béo phì và cách khắc phục tốt nhất. Cùng Xem Bài Viết……

Trẻ bị thừa cân béo phì là tình trạng phổ biến hiện nay do chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý. Điều này đang khiến nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và không biết làm cách nào để khắc phục hiệu quả tình trạng này. Bởi vì, bệnh thừa cân béo phì không chỉ gây nhiều ảnh hưởng tới vẻ ngoài của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Mà các bậc cha mẹ Việt Nam lại luôn thích con mình mập mạp cho dễ thương, trong khi ở các nước phương Tây lại chú trọng nhiều đến trí não và chiều cao hơn là cân nặng. 

Vậy thì hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây của chame.blog để có thể hiểu rõ được những tác hại nghiêm trọng khi trẻ bị thừa cân béo phì và từ đó có cách khắc phục tốt nhất nhé.

1. Cách nhận biết trẻ bị thừa cân béo phì

Theo bác sĩ BS. CKII. Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh Dưỡng công tác tại Bệnh Viện Quốc Tế City: “Thừa cân béo phì là tình trạng tích tụ mỡ quá mức và bất thường của cơ thể gây hậu quả xấu cho sức khỏe. Đặc điểm chung của trẻ thừa cân là do sự mất thăng bằng về năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao hàng ngày”.

Tác hại nghiêm trọng khi trẻ bị thừa cân béo phì và cách khắc phục tốt nhất

Bố mẹ nên tham khảo bảng tiêu chuẩn cân nặng của trẻ 2017 từ 0-5 tuổi theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và cho trẻ ăn đúng cách, hạn chế chất béo, ngọt, tinh bột.

Tác hại nghiêm trọng khi trẻ bị thừa cân béo phì và cách khắc phục tốt nhất

2. Tác hại khi thừa cân béo phì?

So với trẻ em cân nặng bình thường, trẻ béo phì có nguy cơ cao huyết áp gấp 3 lần; nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2 lần; nguy cơ xơ vữa mạch máu gấp 7 lần.

Thừa cân béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành.

Tác hại nghiêm trọng khi trẻ bị thừa cân béo phì và cách khắc phục tốt nhất

Đặc biệt, khi trẻ thừa cân bị bệnh, trẻ thường được bác sĩ kê toa thuốc với hàm lượng thuốc nhiều hơn cho phù hợp với cân nặng để trị bệnh.

Trong khi đó, hàm lượng thuốc này sẽ nhỏ hơn khi áp dụng điều trị cho trẻ có cân nặng bình thường. Việc này, đồng nghĩa với việc trẻ béo phì phải đối diện với nhiều tác dụng phụ của thuốc gây ra ảnh hưởng đến các cơ quan gan, thận… sau này.

3. Cách khắc phục tình trạng thừa cân béo phì cho trẻ

Tác hại nghiêm trọng khi trẻ bị thừa cân béo phì và cách khắc phục tốt nhất

Theo BS. CKII. Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh Dưỡng ở BVQT City của Bệnh Viện Quốc Tế City chia sẻ các biện pháp hạn chế béo phì như sau:

  • Hạn chế thức ăn giàu béo: Mỡ, da, phủ tạng động vật, thức ăn chiên, rán nhiều dầu mỡ…
  • Giảm năng luợng cung cấp nhưng đảm bảo đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.
  • Giảm bớt thức ăn cung cấp năng lượng từ nhóm bột đường. Tăng nhóm thức ăn có nhiều chất xơ, vitamin, chất khoáng và ít năng lượng như rau, trái cây ít ngọt, củ được chế biến dưới dạng hấp luộc…
  • Hạn chế cho trẻ uống nước ngọt, bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn như gà rán, xúc xích…
  • Đảm bảo đủ khẩu phần đạm thiết yếu bằng cách chọn các loại thịt nạc, cá nạc. Ưu tiên thịt gà, cá, đậu đỗ.. giúp trẻ phát triển thể chất để hoàn thiện cơ thể.
  • Hình thành thói quen ăn uống tốt, nhai kỹ, ăn điều độ, đủ bữa, đúng giờ, không ăn vặt, không ăn trễ sau 8 giờ tối.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ sữa theo độ tuổi, nên chọn sữa dành riêng cho trẻ thừa cân béo phì, ít béo, thấp năng lượng. Chọn thức ăn giàu đạm và các khoáng chất vi lượng (canxi, vitamin D, phosphor, đạm whey, lactose…), giúp trẻ tăng chiều cao tốt.
  • Vận động thể dục phù hợp độ tuổi. Tùy theo độ tuổi có thể chạy nhảy, đạp xe, bơi lội, thể dục, thể thao… giúp tiêu hao năng lượng, giảm lượng mỡ thừa và tăng chiều cao.
  • Uống nhiều nước (trên 2 lít/ ngày), nên uống nước lọc, nước trái cây không đường.
  • Ngủ đủ giấc: Cho trẻ ngủ sớm trước 10 giờ đêm, ngủ ít nhất 8 giờ/ngày.

Bệnh thừa cân béo phì nên được chú ý phòng ngừa trước khi trẻ béo phì thật sự. Việc này dễ kiểm soát hơn việc điều trị khi trẻ đã béo.

Như vậy, thông qua bài viết trên có thể thấy rằng trẻ bị thừa cân béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng, mà còn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý sẽ là cách tốt nhất giúp trẻ khắc phục tình trạng thừa cân béo phì. Đồng thời giúp tăng chiều cao, phát triển trí não và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Chúc bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo cùng với chame.blog.

Nguồn: https://chame.blog/tac-hai-nghiem-trong-khi-tre-bi-thua-can-beo-phi-va-cach-khac-phuc-tot-nhat.html

You May Also Like

About the Author: Khoai Du Lịch

Trả lời

https://triples.vn/