DLSK – Nghén ngủ khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi không?

DLSK – Nghén ngủ khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi không? | Du Lịch Sức Khỏe Tổng Hợp Chia Sẻ Bài Viết Nghén ngủ khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi không?. Cùng Xem Bài Viết……

Nghén ngủ khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi không? Hiện tượng nghén ngủ ở bà bầu là rất phổ biến thường gặp hiện nay, khiến không ít mẹ cảm thấy lo lắng bởi sợ tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều phiền toái và tác động xấu đến thai kỳ. Giấc ngủ khi mang thai là rất quan trọng và cần thiết, thế nhưng có thai phụ lại bị mắc chứng mất ngủ thường xuyên và cũng có người lại bị nghén ngủ, tức luôn có cảm giác buồn ngủ bất kể ban ngay hay ban đêm. Để giải thích một cách chính xác và khoa học nhất cho hiện tượng nghén ngủ, các bác sĩ và chuyên gia cũng cung cấp thêm vài thông tin quan trọng khác mà chúng tôi đã kịp tổng hợp chắt lọc lại được.

Nào hãy cùng chame.blog chúng tôi tìm hiểu xem hiện tượng nghén ngủ khi mang thai là gìbà bầu nghén ngủ ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi qua những lí giải cụ thể sau đây nhé!

Triệu chứng ốm nghén khá phổ biến ở phụ nữ mang thai lần đầu đặc biệt là vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Nhưng trong các lần mang thai kế tiếp, mức độ ốm nghén có thể gia giảm hoặc biến mất hoàn toàn. Với các mẹ bầu thông thường ốm nghén sẽ có các biểu hiện nôn ói liên tục khi ngửi thấy mùi thức ăn, hoặc thèm ăn bất kể giờ giấc, có mẹ bầu mất ngủ trầm trọng nhưng cũng có kha khá trường hợp mẹ bầu buồn ngủ triền miên. Đó là một trong những biểu hiện được các chuyên gia gọi bằng cái tên nghén ngủ.

Đã gọi là nghén ngủ hiển nhiên việc mẹ bầu cảm thấy buồn ngủ và giấc ngủ của mẹ sẽ khác với trường hợp thông thường. Nghén ngủ diễn ra với mức độ mạnh mẽ khác thường khi mẹ bầu có thể ngủ được cả 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Cơn buồn ngủ có thể ập đến bất kể thời gian, địa điểm, dù mẹ đang làm gì đi chăng nữa. Nghe thì có vẻ ngủ nhiều sẽ tốt hơn mất ngủ thế nhưng hiện tượng nghén ngủ có thật sự tốt cho sức khỏe của mẹ bầu lẫn bé cưng trong bụng?

1. Nghén ngủ khi mang thai là gì?

  • Là hiện tượng hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai do hormon progesterone trong cơ thể mẹ bầu sản sinh ra quá nhiều tác động mạnh mẽ đến các thụ thể benzodiazepine thúc đẩy việc sản xuất các thụ thể GABA giúp giấc ngủ của mẹ đến nhanh chóng hơn.
  • Một mặt hormone progesterone đóng vai trò như chất chủ vận thụ thể GABA có tác dụng trong việc xoa dịu não bộ, hồi phục giấc ngủ ở mẹ tuy nhiên, progesterone cũng là tác nhân hàng đầu gây ra triệu chứng mất ngủ ở mẹ vào ban đêm. Chính vì thế mà mẹ bầu bị nghén ngủ có xu hướng ngủ bù vào ban ngày để đáp ứng đòi hỏi của cơ thể.

2. Bà bầu nghén ngủ có tốt cho sức khỏe mẹ và thai nhi không?

Không ai có thể phủ nhận vai trò của một giấc ngủ đủ đối với sức khỏe mỗi người. Đối với phụ nữ mang thai điều này càng cần thiết hơn bởi mẹ bầu nào cũng gặp phải tình trạng mất ngủ hoặc luôn cảm thấy ngủ không sâu giấc, hoặc giấc ngủ thường bị gián đoạn bởi nhiều lí do khi mang thai. Khi mẹ bầu mất ngủ trong suốt thai kỳ chắc chắn sức khỏe của cả mẹ lẫn bé đều bị ảnh hường ít nhiều. Nhưng còn trường hợp nghén ngủ thì sao?

Nghén ngủ là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ. Nhiều mẹ bầu cảm thấy vui mừng khi luôn có cảm giác buồn ngủ bất kể thời điểm, địa điểm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia ngủ quá nhiều trong một ngày có thể gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi như:

Nghén ngủ khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi không?

Nghén ngủ ở mẹ bầu diễn ra mạnh mẽ nhất là vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

  • Ngủ quá nhiều khiến mẹ không có thời gian thực hiện các bài vận động nhẹ nhàng là nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng mức đường huyết dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Các hệ lụy không mong muốn có thể xảy đến khi mẹ ngủ quá nhiều trong suốt thai kỳ là quá trình vượt cạn kéo dài hơn và khó khăn hơn.
  • Khi mẹ ngủ nhiều, cơ thể nằm yên một chỗ trong thời gian dài nguy cơ mắc các bệnh huyết khối tĩnh mạch sẽ gia tăng. Chưa kể, các khối tĩnh mạch ở chân có thể di chuyển lên đến phổi gây ra tình trạng thuyên tắc phổi nguy hiểm cho mẹ bầu. Các triệu chứng có thể có là khó thở, thở dốc, đau khi thở, mất ý thức, ngất xỉu, tim đập nhanh, môi cũng như các đầu ngón tay bị tím vì thiếu oxy.
  • Khi mẹ bầu ngủ quá nhiều, cơ thể luôn phải nằm yên một chỗ không vận động dẫn đến hệ quả là tình trạng cứng cơ, xương dễ gãy hơn. Ngoài ra, việc nằm yên một chỗ như thế còn kéo theo hàng loạt hệ lụy cơ thể mẹ không còn linh hoạt, tinh thần kém minh mẫn, giảm sút nghiêm trọng.

3. Mẹ bầu nên ngủ như thế nào khi mang thai mới đúng?

  • Khi biết mình mang thai, mẹ bầu cần thiết điều chỉnh thời gian biểu của mình để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Gạt hết thói quen ngủ trễ, ngủ ít thay vào đó là việc đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Với giờ đi ngủ được lên lịch cẩn thận, mẹ bầu nên tạo thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ. Ban ngày, mẹ bầu chỉ nên dành khoảng 30 phút cho giấc ngủ trưa để cơ thể tái tạo năng lượng, phục hồi sức khỏe.
  • Tinh thần thoải mái là một trong những chiếc chìa khóa vàng giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon, sâu. Khi mang thai nhất là 3 tháng đầu luôn có nhiều áp lực vì thế mẹ càng nên giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ không tự tạo ra các áp lực không đáng có. Mẹ bầu nên tập các bài tập nhẹ nhàng để giữ tinh thần sảng khoái, minh mẫn như các môn thể thao yoga, đi bộ, bơi lội dành riêng cho bà bầu.
  • Một chế độ dinh dưỡng an thai thật sự cần thiết vì nó ảnh hưởng to lớn đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, khoa học nạp nhiều khoáng chất và vitamin để cải thiện chất lượng giấc ngủ là điều bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên làm.

Nghén ngủ khi mang thai có ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi không?

Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc thay vì ngủ quá nhiều.

Nói chung, nghén ngủ khi mang thai cũng chưa hẳn là tình trạng gì bất thường và đáng lo ngại cả, chỉ cần biết sắp xếp, lên kế hoạch nghỉ ngơi một cách khoa học hợp lý thì nhất định mẹ sẽ có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh bình thường. Cần chú ý, trường hợp mẹ đã bị nghén ngủ và thèm ngủ nhiều hơn các thai phụ khác nhưng vẫn cứ cố nằm mãi một chỗ hàng giờ đồng hồ cũng không phải là giải pháp tốt có lợi đâu nhé. chame.blog chúc các mẹ xem tin vui!

Nguồn: https://chame.blog/nghen-ngu-khi-mang-thai-co-anh-huong-toi-suc-khoe-me-va-thai-nhi-khong.html

You May Also Like

About the Author: Khoai Du Lịch

Trả lời

https://triples.vn/