DLSK – Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân các mẹ nên tham khảo | Du Lịch Sức Khỏe Tổng Hợp Chia Sẻ Bài Viết Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân các mẹ nên tham khảo. Cùng Xem Bài Viết……
Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân các mẹ nên tham khảo được gửi đến các mẹ trong bài viết này sẽ phần nào giúp các mẹ chăm sóc thật tốt cho con yêu. Trẻ sơ sinh nhẹ cân do những nguyên nhân như sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ… thường sức đề kháng yếu hơn trẻ sinh đủ tháng đủ cân. Đặc biệt, trẻ sơ sinh nhẹ cân thường có biểu hiện khó hấp thu một vài dưỡng chất cho hệ tiêu hóa chưa thực sự hoàn thiện, làm thế nào để giúp trẻ khỏe mạnh, hồng hào, tăng cân đúng chuẩn?
Các mẹ hãy chú ý bài viết này của chame.blog để chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân thật đúng cách nhé.
Thế nào là trẻ nhẹ cân?
Trẻ nhẹ cân là những trẻ khi sinh có cân nặng dưới 2.5kg bất kể tuổi thai là bao nhiêu. Như vậy, trẻ nhẹ cân sẽ gồm trẻ sinh non và trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung. Việc chăm sóc nuôi dưỡng những trẻ này trong những ngày đầu sau khi sinh không hề đơn giản. Với trẻ sinh non, do chức năng tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt kém, phổi chưa trưởng thành, dễ bị suy hô hấp, xẹp phổi, xuất huyết phổi, bệnh màng trong… Còn đối với trẻ suy dinh dưỡng trong tử cung thì thường có nguy cơ hạ đường huyết do thiếu glucogen dự trữ.
Các dạng nhẹ cân ở trẻ
Trẻ nhẹ cân được phân loại theo tuổi thai (trẻ nhẹ cân đủ tháng và nhẹ cân non tháng), Theo sự cân đối (nhẹ cân cân đối và nhẹ cân không cân đối) và theo suy dinh dưỡng (nhẹ cân có gầy mòn và không gầy mòn). Trẻ nhẹ cân dưới 37 tuần tuổi thai gọi là trẻ nhẹ cân non tháng. Trẻ nhẹ cân và không cân đối hoặc trẻ gầy mòn là những trẻ chỉ có cân nặng thấp, còn chiều cao và vòng đầu bình thường. Trẻ nhẹ cân cân đối là những trẻ giảm cả cân nặng, chiều cao và vòng đầu.
Trẻ sinh đủ tháng nhẹ cân có thể cân đối hoặc không cân đối. Những trẻ non tháng nhẹ cân thường là nhẹ cân cân đối. Quan sát trẻ nhẹ cân không cân đối sẽ thấy có sự khác biệt so với trẻ nhẹ cân cân đối. Trẻ nhẹ cân không cân đối bề ngoài trông gầy mòn, giảm mô dưới da, da nhăn, đầu to, móng dài, da khô tróc vảy. Trẻ nhẹ cân cân đối thường có khe khớp sọ giãn, thóp trước rộng, chậm phát triển hành xương, trẻ lùn và vòng đầu nhỏ.
Tại sao trẻ sơ sinh bị nhẹ cân?
- Khả năng phát triển thai thay đổi: Bất thường về di truyền, dị tật bẩm sinh, bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, nhiễm trùng trong tử cung, tiếp xúc với chất gây ung thư hoặc thuốc, rối loạn điều hòa nội tiết.
- Ða thai.
- Sinh già tháng.
- Bất thường bánh nhau.
- Viêm bánh nhau (do vi trùng, siêu vi trùng, ký sinh trùng).
- Suy dòng máu qua bánh nhau hoặc giảm vận chuyển oxy.
- Mẹ bị sản giật.
- Mẹ bị tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận.
- Mẹ sống trên vùng cao.
- Mẹ hút thuốc lá.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân
- Các bé sinh non tháng trong thời gian phải nằm lại tại Bệnh viện đều được mẹ vắt sữa ra gửi vào để nhân viên y tế trực tiếp cho bé ăn qua đường xông, với những trẻ đã có phản xạ bú thì có thể trực tiếp bú mẹ hoặc bú bình.
- Để con bú được nhiều, có thể 1 tiếng ăn 1 lần, 1 ngày mẹ có thể phải cho ăn đến 20 lần. Khi trẻ chưa quen bú thì phải vắt sữa đưa vào miệng cho trẻ nuốt và vắt sữa ra cốc, dùng thìa xúc cho con… Bằng mọi cách đưa sữa vào miệng cho con. Sau đó em bé sẽ quen dần và phản xạ bú tốt hơn.
- Với những bé nhẹ cân, mẹ nên cố gắng cho bé bú mẹ với nhiều cữ bú ngắn. Các bé sinh non, nhẹ cân phát triển nhanh hơn so với các bé bình thường; vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng nhiều hơn so với các bé bình thường.
- Cẩn trọng khi nâng đầu bé. Điều quan trọng cho người mới làm mẹ khi chăm bé nhẹ cân là mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi bế bé, phải nâng đầu bé chắc chắn. Bé nhẹ cân cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Hãy chắc chắn rằng mẹ nâng đầu của bé thật nhẹ nhàng và an toàn mỗi khi bế bé.
- Với bé nhẹ cân, tư thế ngủ đóng vai trò quan trọng. Những bé nhẹ cân dễ bị phát triển nguy cơ đột tử khi ngủ. Do đó, không bao giờ được cho bé nhẹ cân ngủ sấp.
- Những bé nhẹ cân cần được cho bú bình nhiều hơn bình thường. Lý do là vì dạ dày của bé không lưu trữ được nhiều sữa trong một lần bú như những bé bình thường.
- Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho bé, cũng như vệ sinh môi trường sống thật sạch. Cách này sẽ giúp phòng tránh các loại bệnh cho bé.
- Bé nhẹ cân có hệ miễn dịch kém; bởi thế, mẹ cần cách ly bé khỏi những người bị bệnh.
- Bé nhẹ cân cần được bổ sung vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ các loại như axit folic, sắt, canxi và các loại vitamin khác để tăng cường sức khỏe và tăng cân.
- Khi được 6 tháng tuổi, với trẻ bình thường thì đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm, còn với trẻ sinh non, nhẹ cân thì nên ăn bổ sung sẽ tính ở thời điểm tuổi thực của trẻ. Ví dụ trẻ sinh non hai tháng thì đến 8 tháng tuổi mới ăn dặm vì lúc đo sự phát triển của cơ quan tiêu hóa mới phù hợp được để tiêu hóa thức ăn. Bắt đầu cho bé ăn bổ sung, bà mẹ cần chú ý khi chế biến khẩu phần ăn cho bé đầu tiên nên lưu ý cho ăn chế độ ăn loãng, ăn ít xem trẻ có thích nghi với thức ăn đó hay không. Nên ăn 1 bữa 1 ngày, tránh ăn 2 -3 bữa 1 ngày. Cho con ăn như vậy thì theo dõi xem phân thế nào, có tiêu hóa tốt không để điều chỉnh cho phù hợp.
- Tình trạng thiếu máu sẽ làm trẻ phát triển yếu, bú kém, chậm tăng cân và có thể gây cơn ngưng thở. Cần cho trẻ uống thêm siro sắt khi trẻ được 1,5 tháng tuổi. Cho trẻ uống thêm siro đa sinh tố và khoáng chất cho đến khi trẻ bú được 1.000ml sữa/ngày hoặc cho đến khi trẻ ăn dặm.
- Trẻ sinh non thường bị cơn ngưng thở do não còn non, do nghẽn tắc đường thở trên, ngoài ra còn có thể do trào ngược dạ dày, thực quản, thiếu máu, nhiễm trùng… Cơn ngưng thở nặng có thể làm trẻ tím tái và chậm nhịp tim. Điều trị cơn ngưng thở bằng cách kích thích cho trẻ thở, dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) trị chứng trào ngược dạ dày, thực quản và thiếu máu. Khi bú trẻ thường phải gắng sức, thở mệt và ngưng thở, nên vắt sữa mẹ ra cốc và cho uống bằng thìa.
- Trào ngược dạ dày thực quản cũng là vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non. Nó gây chậm tăng cân, viêm phổi, có những cơn ngưng thở… Nên đặt trẻ nằm đầu cao trong và sau khi bú ít nhất 1 giờ; Cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần một ít, dùng thuốc chống trào ngược (theo chỉ định của bác sĩ để tránh bị ngộ độc thuốc).
- Bệnh lý võng mạc ở trẻ sinh non do mạch máu phát triển quá mức làm bong võng mạc: Thường xảy ra ở trẻ dưới 1.500g hoặc sinh non dưới 28 tuần, gây mù nếu không phát hiện đúng lúc và điều trị kịp thời. Những trẻ này cần được khám mắt lúc được 1 tháng tuổi, nếu có bệnh lý võng mạc nặng sẽ được điều trị bằng laser quang đông ngay để tránh bong võng mạc.
- Chậm phát triển tâm thần hoặc bại não: Gần khoảng 85% trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 1.500g được cứu sống. 5-15% trong số này bị bại não và 25-50% bị chậm phát triển tâm thần. Trẻ bị những chất trắng quanh não thất hoặc xuất huyết não thì nguy cơ càng cao. Vì vậy, khi trẻ sinh non cần được theo dõi về sự phát triển tâm thần kinh lâu dài và tập vật lý trị liệu hỗ trợ.
- Nếu thấy trẻ có vàng da trước 24 giờ hoặc vàng da ở lòng bàn tay, bàn chân, và mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
- Cần cho trẻ tiêm chủng theo lịch, giống như cho trẻ sinh đủ tháng.
Trường hợp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay
- Trẻ khó thở hoặc không bú được,
- Li bì, co giật.
- Sốt.
- Sờ thấy lạnh.
- Chảy máu rốn.
- Vàng da nặng.
- Nôn liên tục và chướng bệnh.
- Nhiễm khuẩn rốn, mắt, hoặc nhiễm khuẩn da nặng.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân gặp nhiều thiệt thòi so với trẻ sinh đủ cân. Đặc biệt với trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân thì sức khỏe của trẻ rất dễ gặp phải những bệnh nguy hiểm. Để bé yêu được khỏe mạnh, phát triển tốt như những trẻ sinh đủ tháng đủ cân, các mẹ hãy chú ý đến bài viết này của chame.blog nhé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.
Nguồn: https://chame.blog/cham-soc-tre-so-sinh-nhe-can.html